Nổi tiếng nhất trong số đó chính là ngọn Thủy Sơn với độ cao 106m, núi có hình dáng đặc biệt với 3 ngọn ở 3 tầng giống như Tam Thai. Nơi đây cũng có nhiều hang động và chùa chiền nhất trong các ngọn núi.
Đi qua 156 bậc tam cấp phía Tây Nam ngọn Thủy Sơn bạn sẽ gặp ngôi cùa cổ kính với Tam Quan rêu phong, đó là chùa Tam Thai. Chùa ngự trên một khuôn viên bằng phẳng với bán kính 200. Ngôi chùa được xây dựng vào thời đô thị cổ Hội An mới hình thành, do thiền sư Hưng Liên thuộc dòng thiền Tào Động của Trung Hoa đến trụ trì và lập đạo tràng từ thế kỷ 16. Năm 1825 được vua Minh Mạng phong Quốc Tự và đã trải qua 12 đời trụ trì.
Theo Thích Đại Sáng - tác giả Hải ngoại Ký sự và là khách của Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) vào cuối thế kỷ 17, trên đường về Trung Quốc đã ghé thăm chùa Tam Thai, như vậy chùa đã được xây dựng cách đây hơn 300 năm. Cổng Tam Quan cổ kính trước chùa, theo quy định thời phong kiến thì cổng giữa là cổng cao, trang trọng nhất chỉ dành cho sư thầy đi, cổng trái dành cho nam và cổng phải dành cho nữ.
Chùa trước đây làm bằng tre, nứa lá, đến năm 1825 khi vua Minh Mạng vi hành đến đã cho xây dựng bằng gạch, ngói khang trang, phong Quốc Tự và đặt tên là Tham Thai. Năm 1901 một cơn bão lớn đã phá hủy toàn bộ ngôi chùa và đến năm 1907 thì chùa được đóng góp xây dựng lại như hiện nay. Công chúa Ngọc Lan, em gái vua Minh Mạng đã tới đây tu hành, sau đó chuyển sang chùa Phổ Đà Sơn nằm ở chân núi Hỏa Sơn. Trong các cuộc kháng chiến, đây là nơi gặp gỡ của những sĩ phu yêu nước : Cần Vương, Duy Tân; phong trào chống thuế và cuộc khởi nghĩa Việt Nam Quang Phục như: Lê Bá Trinh, Huỳnh Bá Chánh, Nguyễn Duy Hiệu; là nơi hội họp, bàn việc của Đảng bộ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ).
Mặc dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm, sự tàn phá của thời gian, thiên tai và chiến tranh. Đặc biệt là lần đại trùng tu năm 1995, chùa vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ của lăng tẩm và chùa tháp kinh thành Huế. Hiện nay, chùa vẫn giữ tấm kim bài hình quả tim lửa (được đặt tại bàn thờ phía sau điện thờ chính của chùa), đây là tấm kim bài có bút tích của vua Minh Mạng ca ngợi phật pháp từ bi vô lượng phổ độ chúng sanh. Ngoài ra, bức hoành phi do vua trao tặng cũng được chùa bảo quản rất tốt. Khuôn viên chùa vẫn còn dấu tích và cổng của khu nhà hành cung, nơi lưu dấu một thời vua Minh Mạng và rất nhiều quan lại nhà Nguyễn từng tới đây vãn cảnh và lập đàn cầu Quốc Thái Dân An.
Với những thông tin thú vị về Ngũ Hành Sơn chắc chắn sẽ làm bạn muốn khám phá ngay địa điểm du lịch hấp dẫn và độc đáo này. Hãy cùng KingTravel thực hiện một tour du lịch Đà Nẵng Hội An để có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại địa điểm du lịch này nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét